Tìm Hiểu Về Mạng Ngang Hàng Peer To Peer từ A – Z

Tìm Hiểu Về Mạng Ngang Hàng Peer To Peer từ A – Z

Nếu bạn từng tìm hiểu về công nghệ, hoặc tham gia vào thị trường tiền điện tử, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về thuật ngữ Peer to Peer – P2P ( mạng ngang hàng ). Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về P2P cũng như những ứng dụng của nó nhé.

Peer To Peer là gì?

P2P chính là ký hiệu viết tắt của từ “peer to peer”. Từ này được sử dụng để nói về mạng máy tính sử dụng cấu trúc phân tán, ngang hàng. Mỗi một máy sẽ hoạt động tương tự một máy chủ của hệ thống. Mọi thông tin được chia sẻ cho nhau một cách dễ dàng.

Thông thường, ở mạng truyền thống việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin chúng ta thường dùng mô hình máy khách (client)  – máy chủ (server),ở đó máy chủ như là một cơ quan trung ương nơi lưu trữ và xử lý các thông tin

Người dùng ( máy khách ) hầu như không có quyền kiểm soát, bảo mật thông tin của mình

Ví Dụ : Bạn đăng tải một tấm hình lên mạng xã hội F, lúc này mạng xã hội F kiểm soát thông tin hình ảnh của bạn, họ có quyền xoá, hạn chế hoặc lưu trữ hình ảnh này

         Mô hình máy chủ – máy khách                                  Mô hình mạng ngang hàng P2P

Đối với mô hình P2P vì không hề có điểm lưu trữ trung tâm do đó thông tin sẽ không bị kiểm soát bởi bất cứ cá nhân hay tổ chức nào, mỗi một máy tính tham gia đóng vai trò vừa là máy chủ vừa là máy khách, không cần phải thông qua một máy chủ riêng biệt.

Về bản chất, mạng ngang hàng được duy trì bởi một mạng lưới người dùng phân tán.

Trên mạng P2P, các thiết bị sử dụng các ứng dụng phần mềm được thiết kế để làm trung gian cho việc chia sẻ dữ liệu.

Khi muốn tìm và tải các tệp, người dùng có thể gửi yêu cầu tìm kiếm đến các thiết bị khác trên mạng. Và khi đã tải xuống một tệp, họ có thể đóng vai trò là nguồn của tệp đó.

Ví dụ: Khi B muốn tải xuống một tệp từ nút (node) A, thì nút (node) B sẽ đóng vai trò như máy khách. Còn khi nút A tải xuống một tệp từ nút B thì nút B sẽ đóng vai trò là máy chủ.

Ưu, nhược điểm của của P2P là gì?

Ưu điểm:

Rõ ràng, khi hiểu được tính chất của mạng P2P thì chúng ta có thể thấy nó có rất nhiều ưu điểm:

  • Dễ dàng cài đặt và sử dụng. Không cần phân quyền, phân cấp, quản lý máy trung tâm phức tạp.
  • Tính bảo mật, khả năng mở rộng cao
  • Tính Phi tập trung, không bị kiểm soát bởi một đối tượng hoặc tổ chức.
  • Ẩn danh
  • Đảm bảo dữ liệu được an toàn
  • Không cần mất phí cho bên thứ 3

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm phía trên, P2P cũng tồn tại những nhược điểm đó là:

  • Hệ thống ngang hàng, không có sự phân cấp. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc quản lý các máy với nhau.
  • Thiếu an ninh, trong quá trình sử dụng vì bất cứ máy nào cũng có thể truy cập vào kho dữ liệu. Nếu có người ngoài đột nhập thì thông tin sẽ không được bảo mật.
  • Thông tin rộng rãi, khó xác thực
  • Dữ liệu bị hỏng và phần mềm độc hại có thể ảnh hưởng đến hệ thống

Ứng Dụng P2P trong BlockChain

BlockChain được xây dựng trên các mạng P2P không có điểm lưu trữ trung tâm  nên thông tin trên mạng Blockchain được đảm bảo an toàn và rất khó bị tấn công bởi hacker

Ngoài ra việc giao dịch các loại tiền điện tử không cần phải thông qua bên trung gian nhờ P2P cũng giúp cho blockchain không bị kiểm soát bởi một đối tượng hay tổ chức nào.

Về tầm nhìn dài hạn P2P nói riêng và công nghệ Blockchain nói chung được coi là những bước tiến lớn trong mô hình phi tập trung

Mặc dù vậy,  mạng ngang hàng cũng có những hạn chế riêng trong lĩnh vực công nghiệp Blockchain:

  • Vì là phân tán, phi tập trung nên chúng khó kiểm soát và điều tiết trong trường hợp điều tra các vụ pham tội như rửa tiền…
  • Do không có máy chủ trung tâm nên việc ghi giao dịch vào Blockchain cần một lượng lớn sức mạnh tính toán gây cản trở chính trong việc mở rộng và áp dụng rộng rãi.
  • Bên cạnh đó, khi diễn ra sự kiện hardfork (chia tách một chuỗi ra thành hai chuỗi mới song song). Do tính chất của hầu hết các Blockchain là phi tập trung và có mã nguồn mở. Nên nếu không bảo mật tốt thì hai mạng mới có thể bị tấn công phát lại (Replay Attack)

Phân Loại Mạng Ngang Hàng

Mạng P2P không cấu trúc

Đúng như tên gọi của nó, các Peer trong hệ thống mạng P2P loại này không được thiết kế cố định mà sẽ ngẫu nhiên.

 Mặc dù được thiết kế ngẫu nhiên, nghe có vẻ đơn giản nhưng mạng này phải sử dụng bộ nhớ và CPU rất cao. Vì khi sắp xếp ngẫu nhiên như vậy, khi khách hàng gửi yêu cầu tìm kiếm nội dung, yêu cầu này sẽ được lan truyền toàn mạng, chia sẻ đến nhiều máy khác. Điều này cũng dẫn đến nội dung tìm kiếm đôi lúc sẽ không thành công vì có quá nhiều và thông tin quá lộn xộn.

Mạng P2P có cấu trúc

Ngược với ở trên, mạng P2P có cấu trúc được thiết kế với sự sắp xếp có tính toán, cho phép rút ngắn thời gian tìm kiếm theo yêu cầu của người dùng.

Ngoài ra, mạng P2P cò cấu trúc còn sử dụng hệ thống DTH để khắc phục nhược điểm tìm kiếm không thành công.

Chính những ưu điểm này, nên mạng lưới P2P có cấu trúc thường có cấu trúc phức tạp. Chi phí thiết lập và bảo trì cao hơn.

Mạng P2P lai

Đây lại là một loại thiết kế kết hợp giữa cấu trúc truyền thống và cấu trúc ngang hàng. Khi so sánh với 2 loại trên, mạng lưới lai này lại dễ xây dựng hơn rất nhiều. Không những vậy, loại này lại còn sở hữu tất cả những ưu điểm nổi bật và hiệu suất cao hơn 2 loại kia rất nhiều.

Tổng Kết

Dù rằng còn những hạn chế nhưng với những tính chất đặc biệt của mình P2P ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các giao thức mạng phi tập trung, đặc biệt là trong ngành tiền điện tử

 Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển “cuộc chiến” về thông tin và lưu trữ thông tin đang nóng hơn bao giờ hết, P2P liệu có thể trở thành tương lai của ngành công nghiệp lưu trữ dữ liệu được hay không? hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn như thế nào nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *