Những vấn đề PA thường mắc phải – Phần 1
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về:
- Catalyst là gì?
- Project Catalyst là gì?
- PA là gì? Có vai trò và công việc như thế nào?
1. Catalyst là gì?
Quỹ Catalyst hay còn gọi Cardano Catalyst là một kho bạc của nền tảng Cardano. Thông qua cơ chế của Cardano, quỹ này được trích 20% từ phí giao dịch. Trung bình cứ mỗi 5 ngày, 1 lượng lớn ADA sẽ được bổ sung thêm vào quỹ. Nguồn vốn của quỹ Catalyst cho phép nền tảng Cardano tái đầu tư vào các dự án mới, các ý tưởng mới để hiện thực hóa thành các ý tưởng. Đây là một giải pháp rất hữu ích nhằm khuyến khích các startup Blockchain có được nguồn vốn để hiện thực hóa ý tưởng. Ngoài ra, nguồn quỹ này cũng như một chi phí marketing của Cardano đến cộng đồng blockchain. Khi các dự án được cấp vốn thành công và công bố ra thị trường mọi người sẽ muốn tìm hiểu về quỹ nào đầu tư cho dự án đó và dự án đó chạy trên chuỗi nào.
2. Project Catalyst là gì?
Project Catalyst (dự án Catalyst) là một quỹ phi tập trung do IOHK – là một tổ chức được thành lập bởi Hoskinson và Jeremy Wood, tập trung vào việc xây dựng các giải pháp công nghệ nhằm thúc đẩy sự hòa nhập tài chính tốt hơn. Đây là một nền tảng phi tập trung và lấy cộng đồng làm trung tâm, hoạt động theo kim chỉ nam: Của cộng đồng – Do cộng đồng – Vì cộng đồng.
Thông thường, Dự án Catalyst được chia thành từng Fund, mỗi Fund sẽ có nhiều Thử Thách. Mỗi Fund sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và các dự án muốn nhận cấp vốn phải nộp đơn đề xuất lên trang chủ https://cardano.ideascale.com/ . Sau đó, các dự án cần đạt một vài yêu cầu hoặc vượt qua thử thách do Project Catalyst hoặc cộng đồng Project Catalyst đưa ra.
Các đề xuất sau đó sẽ trải qua quá trình sàng lọc cộng đồng bởi nhóm cố vấn cộng đồng gọi là PA. Các đề xuất sẽ được PA xem xét đánh giá: tính hiệu quả, tính khả thi, khả năng kiểm toán. Sau khi các đề xuất trải qua các bước đánh giá của PA, vPA và được các Voter bỏ phiếu, phù hợp với lượng quỹ của Catalyst thì dự án đó sẽ được cấp vốn theo ADA theo chu kỳ dựa trên KPI mà dự án đó đưa ra và hoàn thành.
3. PA là gì? PA có vai trò gì và công việc cụ thể như thế nào?
PA là cố vấn cộng đồng. Họ sẽ đọc các đề xuất và đưa ra những nhận định của mình dựa trên những kỹ năng, kinh nghiệm của họ về đề xuất đó. PA sẽ đưa ra nhận định dựa trên tính hiệu quả, tính khả thi và khả năng có thể kiểm toán đề xuất đó. Từ đó, cộng đồng sẽ nhìn thấy những đánh giá của PA để đưa ra quyết định có bỏ phiếu cho đề xuất đó hay không. Đề xuất có được cấp vốn hay không đều phụ thuộc vào cộng đồng có bỏ phiếu cho họ hay không. Chính vì vậy công việc của PA là vô cùng quan trọng để giúp cộng đồng có thể lựa chọn ra những dự án tốt nhất.
Khi PA làm tốt vai trò của mình thì sẽ được Catalyst thưởng tương xứng với đóng góp của họ dành cho cộng đồng. Và để công việc của PA được hiệu quả cũng như tránh mất lợi ích một cách không đáng có thì mình viết bài này để chia sẻ kinh nghiệm của mình, một phần nào đó muốn giúp những người mới làm PA có thêm góc nhìn cũng như cách làm để tránh ảnh hưởng lợi ích.
4. Những vấn đề PA thường hay mắc phải:
4.1. Tạo một file excel cho toàn bộ các dự án mà PA đó dự kiến sẽ đánh giá rồi ghi đánh giá của mình dưới dạng ngôn ngữ địa phương ở dòng tương ứng, sau đó đến gần hết thời gian đánh giá dành cho PA thì mới up những đánh giá của mình lên trên trang chủ của Catalyst. Đây có lẽ là suy nghĩ và cách làm của đa số các PA mới cũng như các PA kỳ cựu. Tuy nhiên, cách làm này sẽ phát sinh một số vấn đề không đáng có như:
- File excel sẽ bị quá nặng: khi mở file sẽ tải rất lâu hoặc giật, lag dẫn đến nhảy dòng làm nhầm lẫn đánh giá giữa các đề xuất với nhau (dưới dạng ngôn ngữ địa phương)
- Đến gần ngày hết thời gian đánh giá dành cho PA mới up bài sẽ có rủi ro là thời điểm đó mạng bị lag, giật, không thể truy cập hoặc không thể up những đánh giá lên trang web. Từ đó dẫn đến lãng phí công sức bỏ ra để làm file nhưng không thể up được lên trang chủ. Từ đó công sức sẽ không được ghi nhận.
- Dễ up lẫn lộn giữa các đề xuất khác nhau dẫn đến đánh giá đó bị loại
- Bị nghi ngờ là BOT (công cụ đánh giá hàng loạt) vì số lượng đánh giá đăng lên nhiều, cùng lúc và với khoảng thời gian sát nhau. IOHK sẽ có 1 lượt quét BOT trước khi gửi đánh giá cho các vPA (người đánh giá các đánh giá của PA, để xem những đánh giá nào là hợp lệ, và đánh giá chất lượng của từng đánh giá). Nếu bị nghi ngờ là BOT thì tất cả các đánh giá của PA đó cũng sẽ bị loại, kể cả bạn có là người dùng thật đi chăng nữa. Nếu bị quét là BOT thì sẽ là một điều vô cùng đáng tiếc vì toàn bộ công sức của bạn sẽ đổ sông đổ bể.
Và đây là 1 trong những giải pháp bạn có thể tham khảo
Chỉ với một lưu ý nhỏ trong phần này thì bạn cũng có thể tránh lãng phí rất nhiều tiền (thưởng khi bạn có những đánh giá chất lượng có thể giúp cộng đồng dễ dàng lựa chọn các đề xuất tốt). Trong phần 2 chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm những sai lầm mà PA thường hay mắc phải nữa nhé.